Bạn đang sinh sống, làm việc và đăng ký tạm trú tại một tỉnh thành khác nơi đăng ký hộ khẩu nhưng lại đang cần phải làm Căn cước công dân (CCCD)? Hãy tham khảo bài viết sau của bangtinbongda.com để biết những giấy tờ cần mang và thủ tục khi làm CCCD nơi tạm trú nhé.
1. Những điều bạn cần biết về CCCD gắn chip
So với CMND hay CCCD, thẻ CCCD gắn chip có các ưu điểm vượt trội như sau:
- Độ bảo mật cao, khó làm giả, không gặp rủi ro khi bị mất.
- Tích hợp nhiều thông tin cá nhân khác như BHYT, BHXH, bằng lái xe,… giúp giảm số lượng giấy tờ khi làm thủ tục hành chính
- Tích hợp nhiều ứng dụng như chữ ký số, xác thực sinh trắc học,… giúp tăng độ xác thực trong các giao dịch.
- Giảm chi phí cho việc công chứng giấy tờ.
- Cung cấp thông tin tiêm chủng vaccine COVID-19 của người dân.
2. Người tạm trú làm CCCD cần mang giấy tờ gì?
Theo đại diện Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội CATP (PC06) cho biết khi người tạm trú làm CCCD tại TP. HCM hay bất kỳ nơi nào chỉ cần mang theo các giấy tờ chứng minh về nơi thường trú của mình gồm:
- CMND/CCCD cũ.
- Sổ hộ khẩu bản chính do CCCD gắn chip có ghi nhận thông tin nơi thường trú của người dân. Chính vì vậy, dù là người tạm trú thì vẫn phải có sổ hộ khẩu mới có thể được tiến hành. Đối với các trường hợp không có sổ hộ khẩu thì sẽ không được giải quyết cấp CCCD.
- Giấy khai sinh hoặc một số giấy tờ hộ tịch khác (Chỉ xuất trình khi cán bộ yêu cầu để đối chiếu trong trường hợp có những thông tin bị thiếu trên CMND/CCCD và sổ hộ khẩu).
Nếu sau khi đã được cấp thẻ CCCD gắn chip mà phát hiện sai sót hoặc cần chỉnh sửa thông tin thì bạn bắt buộc phải thực hiện thủ tục đổi thẻ theo Điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014 để tránh gặp phải những trường hợp rắc rối. Với trường hợp này bạn cũng cần mang theo các giấy tờ tương tự như lúc làm CCCD.
Thông tư 59/2019/TT-BTC nêu rõ về lệ phí cho trường hợp đổi thẻ CCCD gắn chip khi có sai sót thông tin:
- Không tốn phí nếu lỗi do cơ quan quản lý căn cước công dân.
- Nếu là lỗi của người dân thì 50.000 đồng/thẻ.
3. Trình tự làm CCCD gắn chip cho người tạm trú
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
6. Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
4. Thời hạn trả thẻ và một số lưu ý
Thời hạn xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tối đa là trong 8 ngày làm việc được quy định trong Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA.
1. Đối với hồ sơ do Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận thì trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Tại Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội:
a) Đối với dữ liệu điện tử do đơn vị tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển lên thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân;
b) Đối với hồ sơ do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận thì trong thời hạn 4 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân;
c) Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân, phải chuyển phát thẻ Căn cước công dân về đến nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Từ ngày 01/07/2021 khi làm CCCD gắn chip tại nơi tạm trú bạn cần lưu ý một số điều sau:
Chỉ 1 trường hợp được cấp Giấy xác nhận số CMND
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định: Trường hợp trong mã QR trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu.
Thu hồi CMND/CCCD cũ ngay khi đổi sang CCCD gắn chip.
Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định: Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn về những thủ tục và quy trình làm CCCD gắn chip tại nơi tạm trú từ 01/07/2021. Mong rằng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn.